Mục Lục
Với 7 câu hỏi cơ bản về Luật kế toán, Học viện TACA cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin để các bạn ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán APC đạt kết quả tốt nhất.
7 câu hỏi cơ bản về Luật kế toán
– Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
– 6 yêu cầu kế toán:
+ Phải phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và BCTC
+ Phải phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định các thông tin, số liệu kế toán
+ Phản ánh rõ ràng, chính xác, dễ hiểu các thông tin, số liệu kế toán
+ Phản ánh trung thực, khách quan, hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế tài chính
+ Thông tin số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính
+ Phân loại, sắp xếp thông tin số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được
– Nguyên tắc kế toán:
+ Giá trị TS và NPT được ghi nhận ban đầu theo giá gốc
+ Phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ
+ Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm, trường hợp thay đổi các đơn vị kế toán phải giải trình trên BCTC
+ Đơn vị kế toán phải sử dụng các phương pháp đánh giá TS và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng
+ Việc lập và trình bày BCTC phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức tên gọi của giao dịch
+ BCTC phải được lập và gửi tới cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời.
– Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập BCTC.
– Có 3 loại kỳ kế toán: Năm – Tháng – Quý
– Xác định kỳ kế toán của DN mới được thành lập sẽ được tính từ đầu ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, quý, tháng theo quy định. Ví du: 1 DN mới thành lập được cấp GCNĐKDN vào ngày 01/04/2019, khi đó năm Tài chính đầu tiên của họ sẽ được xác định từ 01/04/2019 cho đến hết 31/12/2019.
– Với Doanh nghiệp bị chia tách, hợp nhất, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu. Kỳ kế toán được tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, quý ,tháng đến hết ngày, trước ngày quyết định chia hợp nhất , giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu có hiệu lực.
– Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng mà có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước để hình thành 1 kỳ kế toán năm và kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc lỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
– Được quy định tại điều 13 trong Luật kế toán, theo đó sẽ có 15 hành vi bị cấm (nhóm thành 2 nhóm)
+ Nhóm 1: các hành vi liên quan đến đơn vị kế toán:
Giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác
Cố ý thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật
Để ngoài sổ kế toán TS, NPT của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đến đơn vị kế toán
Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước khi kết thúc thời hạn lưu trữ quy định tại luật
Thực hiện nhiều hệ thống sổ hoặc công bố BCTC không đồng nhất trong cùng 1 kỳ kế toán
Mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện công việc kế toán không đúng với công việc của Luật này.
Người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán/ thủ kho/ thủ quỹ
Bố trí hoặc thuê người làm kế toán không đủ tiêu chuẩn / điều kiện quy định tại Luật
Thuê các cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề cung cấp dịch vụ
Kế toán viên hành nghề & doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thông đồng, móc nối với khách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật
+ Nhóm 2: các hành vi liên quan đến các đơn vị hành nghề dịch vụ kế toán hoặc các cá nhân hành nghề dịch vụ kế toán:
Cấm các hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán khi chưa được cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh Dịch vụ kế toán hoặc hành nghề
Sử dụng cụm từ “Dịch vụ kế toán” không đúng quy định
Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ kế toán viên, GCN đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán dưới mọi hình thức
Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kế toán.
Cấm ban hành công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
– Nội dung chứng từ:
+ Tên và số hiệu của chứng từ kế toán
+ Ngày/tháng/năm lập Chứng từ kế toán
+ Tên, địa chỉ tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán
+ Tên, địa chỉ của tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận
+ Nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
+ Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ ghi bằng số, tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ.
+ Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
– Quy định lập chứng từ theo Luật kế toán hiện hành:
+ Phải lập chứng từ kế toán cho nghiệp vụ phát sinh
+ Chỉ được lập 1 lần cho 1 nghiệp vụ
+ Phải được lập rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo nội dung quy định
+ Không được viết tắt, tẩy xóa, sửa chữa
+ Viết bằng bút mực, liên tục, chỗ trống phải gạch chéo
+ Phải lập đủ số liên quy định & nội dung phải giống nhau
+ Người ký tên trên chứng từ phải chịu trách nhiệm
– Quy định ký chứng từ theo Luật Kế toán hiện hành:
+ Phải có đủ chữ ký theo chức dạng quy định
+ Ký bằng mực không phai. Không được ký bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn
+ Chữ ký trên chứng từ kế toán của 1 người phải thống nhất
+ Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền ký.
+ Không được ký khi chưa ghi đủ nội dung
– Quy định chung:
+ Các đơn vị kế toán phải bảo quản đầy đủ, an toàn các chứng từ, tài liệu kế toán trong quá trình sử dụng và lưu giữ
+ Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán
– Thời hạn lưu trữ:
+ Ít nhất là 5 năm được áp dụng đối với các tài liệu kế toán dùng cho: quản lý, điều hành của đơn vị kế toán
+ 10 năm áp dụng với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập BCTC
+ Vĩnh viễn áp dụng với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng.
– Nơi lưu trữ:
+ Tại kho của công ty
+ Các đơn vị thuê ngoài
– Quy định về Mở sổ – Ghi sổ – Khóa sổ:
+ Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm
+ Phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán
+ Phải được ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ
+ Phải ghi theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
+ Thông tin số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin ghi trên số liệu thông tin sổ kế toán của năm trước liền kề.
+ Phải khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế toán trước khi lập BCTC
– Sửa chữa sổ:
+ Khi phát hiện sai sót thì không được tẩy xóa
+ Phát hiện sai sót phải sửa chữa theo 1 trong 3 phương pháp sau: Ghi cải chính – Số âm – Điều chỉnh
+ Phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi nộp BCTC thì sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.
+ Sai sót phát hiện sau khi nộp BCTC thì sửa chữa trên sổ kế toán của năm phát hiện và thuyết minh.
– Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.
– Trường hợp chưa bổ nhiệm được kế toán trưởng, thì doanh nghiệp phải bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán theo quy định
– Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa 12 tháng
– Kế toán trưởng phải thỏa mãn các điều kiện quy định:
+ Thỏa mãn tiêu chuẩn của người làm kế toán
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng
+ Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 2 năm từ trình độ Đại học trở nên, và thời gian công tác thực tế ít nhất là 3 năm từ trình độ trung cấp, cao đẳng
– Công ty được quyền thuê cá nhân hoặc doanh nghiệp dịch vụ kế toán hoặc cá nhân làm kế toán trưởng.
– Khi thay đổi kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán, công ty phải tổ chức bàn giao công việc và tài liệu kế toán giữa người mới và người cũ đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên quan, các đơn vị mở tài khoản giao dịch, chữ ký.
Rất hi vọng nếu như đề thi rơi vào những câu hỏi như thế này thì các bạn sẽ làm tốt
Xem thêm:
Bài tập luyện thi chứng chỉ hành nghề kế toán APC môn Kế toán