Mục Lục
Học viện TACA xin gửi bạn các nguyên tắc kế toán cơ bản và tài liệu liên quan đến chuẩn mực kế toán số 01, các nguyên tắc ghi nhận yếu tố của BCTC giúp bạn ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán viên APC đạt hiệu quả.
Các nguyên tắc kế toán cơ bản giúp bạn ôn thi CCHN Kế toán APC Môn kế toán
– VAS 01 là cơ sở nền tảng, cơ sở chung để xây dựng nên các chuẩn mực kế toán khác, không thay thế các chuẩn mực kế toán cụ thể khi thực hiện
– VAS 01 trình bày về 3 nội dung:
+ 7 nguyên tắc kế toán cơ bản
+ Các nguyên tắc để ghi nhận các yếu tố trên BCTC
+ 6 yêu cầu cơ bản trong kế toán
– 2017: Trình bày nội dung nguyên tắc kế toán phù hợp và nguyên tắc kế toán trọng yếu và lấy ví dụ minh họa trong mỗi nguyên tắc
– 2016: Trình bày các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, các tiêu chuẩn ghi nhận và ví dụ minh họa
– 2015: Trình bày nguyên tắc nhất quán và nguyên tắc giá gốc? Cho ví dụ?
– 2014: Trình bày nội dung nguyên tắc kế toán phù hợp và trọng yếu? Nêu ví dụ? Trình bày nguyên tắc cơ sở dồn tích và thận trọng? cho ví dụ?
– 2011: Trình bày các nguyên tắc kế toán cơ bản và nêu ví dụ cho các nguyên tắc này?
Nguyên tắc 1 – Cơ sở dồn tích:
– Mọi nghiệp vụ đều phải được ghi sổ vào thời điểm phát sinh. Không căn cứ vào thời điểm thực tế thu chi.
– Ví dụ, vào ngày cuối năm tài chính 31/12/2019, doanh nghiệp đã ban hành quyết định thưởng tháng lương thứ 13 cho người lao động, khoản tiền thưởng sẽ được thực chi vào ngày 15/1/2020. Như vậy doanh nghiệp sẽ phải ghi nhận lương tương ứng với số tiền thưởng này vào BCTC của năm 2019, mặc dù tại thời điểm cuối năm tài chính thì doanh nghiệp chưa thực chi tiền
Nguyên tắc 2 – Hoạt động liên tục:
– BCTC phải được lập trên cơ sở giả định doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần (tối thiểu là 12 tháng)
– Một số trường hợp DN được coi là không đáp ứng giả định hoạt động liên tục: DN hết thời hạn hoạt động mà không có hồ sơ xin gia hạn hoạt động, DN dự kiến chấm dứt hoạt động, DN bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải thế, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động.
Nguyên tắc 3 – Giá gốc:
– Quy định tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc và giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền mà doanh nghiệp đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của TS vào thời điểm TS được ghi nhận
– Ví dụ: HTK phải được ghi nhận theo giá gốc, giá gốc của HTK bao gồm các CP mua, CP chế biến, các CP liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Nguyên tắc 4 – Phù hợp:
– Việc ghi nhận doanh thu và chi phí sẽ phải phù hợp với nhau. Tức là khi ghi nhận 1 khoản doanh thu phải ghi nhận 1 khoản chi phí tương ứng
– Ví dụ: 1 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu từ giao dịch cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng trong năm 2018, đồng thời DN sẽ phải ghi nhận các chi phí tương ứng liên quan đến việc tạo ra doanh thu này: CP nhân công cho nhân sự thực hiện, CP lương, thưởng, bảo hiểm,, thuế TNCN, CP ăn ở, đi lại của nhân sự tư vấn hoặc các chi phí khác.
Nguyên tắc 5 – Nhất quán:
– Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất, ít nhất là trong 1 kỳ kế toán năm.
– Ví dụ: năm 2020 DN quyết định đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp NTXT, DN sẽ phải áp dụng phương pháp này một cách thống nhất trong năm 2020
Nguyên tắc 6 – Thận trọng:
– Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán một cách thật cẩn thận để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn, đòi hỏi kế toán lập các khoản dự phòng một cách hợp lý.
– Không được đánh giá cao hơn các TS và khoản TN; không được đánh giá thấp hơn giá trị các khoản NPT và các khoản CP
– Các khoản DT và TN chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn, CP được ghi nhận khi có bằng chứng có thể phát sinh CP.
– Ví dụ; Ngày 31/12/2019 DN đang vướng vào 1 vụ kiện với khách hàng, chưa có kết quả cuối cùng của tòa án, theo ý kiến của Luật sự của DN thì khả năng cao công ty sẽ bi thua kiện và nếu như bị thu kiện thì số tiền bồi thường có thể lên đến 1 triêu đô la. Khi đó công ty sẽ phải ghi nhận khoản dự phòng phải trả 1 triệu đô la.
Nguyên tắc 7 – Trọng yếu:
– 1 thông tin được coi là tọng yếu trong trường hợp thiếu thông tin hoặc thông tin đó không chính xác sẽ làm sai lệch đáng kể đến BCTC và làm ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC
– Tính trọng yếu cần được đánh giá theo định tính và định lượng
– Ví dụ: tại ngày 31/12/2019 thì DN đã ký hợp đồng góp vốn với 1 bên đối tác để thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, thì khi đó dù DN sẽ phải thuyết minh đầy đủ thông tin về việc ký kết hợp đồng liên quan trên BCTC
Bảng cân đối kế toán:
– Tài sản:
+ TS là nguồn lực do DN kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
+ Được ghi nhận trong BCĐKT khi DN có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị của TS đó được xác định một cách đáng tin cậy
– Nợ phải trả:
+ NPT là nghĩa vụ hiện tại cảu DN phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà DN phải thanh toán từ các nguồn lực của mình
+ Được ghi nhận trong BCĐKT khi:
Có đủ điều kiện chắc chắn thanh là DN sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà DN phải thanh toán.
Khoản NPT đó phải xác định được một cách đáng tin cậy
– Vốn chủ sở hữu là giá trị vốn của DN, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị TS (-) NPT
Báo cáo KQHĐKD:
– Doanh thu & Thu nhập khác:
+ DT & TN khác là tổng giá trị lợi ích kinh tế mà DN thu được trong kỳ kế toán, góp phần làm tăng VCSH.
+ Doanh thu là các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của DN
+ Thu nhập khác là các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu. Ví dụ, thu nhập từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu từ các khoản tiền phạt KH do vi phạm hợp đồng.
+ DT & TN khác được ghi nhận vào BCKQHĐKD khi thu được lợi ích kinh tế trong tương lại có liên quan tới sự gia tăng về TS hoặc giảm bớt NPT & giá trị gia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.
– Chi phí:
+ CP là tổng các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới các hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ TS.
+ CP được ghi nhận khi các khoản CP này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt TS hoặc tăng NPT & phải xác định được một cách đáng tin cậy.
+ Lưu ý khi ghi: phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa DT & CP, CP liên quan đến việc tạo ra DT & TN khác ghi tương ứng với kỳ ghi DT & TN khác bằng cách phân bổ hoặc theo tỷ lệ; 1 khoản CP sẽ được ghi nhận ngay trong kỳ khi không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau
– Trung thực: ghi nhận đầy đủ, đúng với thực tế
– Khách quan: các thông tin & số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng thực tế
– Đầy đủ: ghi chép mọi nghiệp vụ phát sinh
– Dễ hiểu với các thông tin trình bày trên BCTC với người sử dụng
– Kịp thời, không được chậm trễ
– Có thể so sánh với các thông tin và số liệu kế toán với nhau.
Để đảm bảo cho đầy đủ lượng kiến thức ôn thi môn Kế toán trong kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề kế toán APC các bạn nên tham khảo các câu hỏi cơ bản về Luật Kế toán. Chúc các bạn thành công.