Mục Lục
Đáp án bài tập CCHN kế toán APC môn kế toán Tài chính, kế toán quản trị nâng cao 2020
Để giúp bạn có những hướng làm đúng cho bài thi APC môn kế toán, mình gửi bạn đáp án bài tập CCHN kế toán APC môn Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao. Hy vọng với những lời giải từ các chuyên gia trong lĩnh vực này sẽ giúp bạn có được những kiến thức thật sự giá trị.
Đáp án:
1, Theo quy định kế toán: Tài sản cần được ghi nhận theo giá gốc. Theo đó, giá trị tài sản bao gồm giá mua, các khoản thuế không hoàn lại, các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản đến trạng thái sẵn sàng sử dụng. Ví dụ: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ,…
Các phụ tùng đi kèm cần được xem xét và ghi nhận riêng là TSCĐ hoặc HTK tùy tình huống.
Trong tình huống này:
(i), Giá mau máy thi công: 64.000/(1+10%) = 58.727 (Đây là giá mua nên đã bao gồm trị giá phụ tùng đi kèm)
(ii), Giá trị máy thi công: 58.727 – 45 = 58.682
(iii), Giá mua phụ tùng đi kèm: 45
(iv), Tổng các chi phí liên quan: 200
Phân bổ chi phí cho máy thi công & phụ tùng:
+ Máy thi công: 200*58.682/58.727 = 199,84
+ Phụ tùng đi kèm: 200 – 199,84 = 0,16
Lưu ý: Các bạn có thể giả sử toàn bộ chi phí vận chuyển thuộc về máy thi công, không nhất thiết phải phân bổ nhé.
(v), Xác định nguyên giá và khấu hao
Giả sử các phụ tùng đi kèm thỏa mãn các điều kiện để được ghi nhận lại tài sản cố định riêng biệt.
Giá trị ghi nhận ban đầu của máy thi công: 58.682 + 199,84 = 58.881,84
Mức khấu hao năm 2016 của máy thi công: 58.881,84/20 năm * 11/12 = 2.698,75
Giá trị ghi nhận ban đầu của Phụ tùng đi kèm: 45 + 0,16 = 45,16
Mức khấu hao năm 2016 của phụ tùng: 45,16/20 năm * 11/12 = 2,07
Tổng chi phí khấu hao năm 2016: 2.698,75 + 2,07 = 2700,82
2, Mua tòa văn phòng bằng cách trao đổi tài sản không tương tự
Theo quy định:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác: được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Trong tình huống:
Giá trị hợp lý của tòa văn phòng: 51.000
Chi phí trao đổi tài sản: 75
Giá trị còn lại của máy thi công tại ngày trao đổi:
58.881,84 – 58.881,84/20 * (11/12 + 9/12) = 53.975
Số tiền công ty A&B thanh toán cho An Bình: 2.500
Thu nhập từ hoạt động trao đổi tài sản: 51.000 + 2.500 – 53.975 – 75 = -550 triệu
Công ty An Bình bị lỗ 550 triệu.
Đáp án:
Tỷ lệ sở hữu của XT tại ANT là: 2 triệu cổ phiếu/(80 tỷ/10.000) = 25%
Khoản đầu tư của XT tại ANT là khoản đầu tư vào công ty liên kết.
1, Bút toán điều chỉnh lập báo cáo hợp nhất cho năm 2016
(i), Giá trị khoản đầu tư được ghi nhận trên BCTC riêng của XT năm 2016 theo “giá gốc” là: 64 tỷ
Trong 2016, XT đã nhận được cổ tức của ANT cho năm 2015: 16 tỷ * 25% = 4 tỷ. Khoản này cần ghi giảm vào giá trị khoản đầu tư do là giai đoạn trước đầu tư.
Giá trị khoản đầu tư vào ANT trên BCTC riêng của XT tại 31/12/2016: 64 tỷ – 4 tỷ = 60 tỷ
(ii), Tập hợp điều chỉnh
Loại điều chỉnh | Số tiền |
Loại 1. Ghi tăng giá trị khoản đầu tư tương ứng với 80% sở hữu của XT trong lãi của ANT | 20 tỷ * 25% = 5 tỷ |
Loại 3. Ghi giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết | |
Cổ tức nhận được cho giai đoạn sau ngày đầu tư | 10 tỷ * 25% = 2.5 tỷ |
Phân bổ chênh lệch giữa GTHL > GTGS của tài sản thuần theo % sở hữu của XT | (25 tỷ – 20 tỷ)/10 năm *25% = 0.125 tỷ |
Tổng hợp ảnh hưởng của các điều chỉnh | 5 tỷ – 2.5 tỷ – 0.125 tỷ = 2.375 tỷ |
[Bút toán 1] Nợ đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết/có phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết: 2.375 tỷ
[Bút toán 2] Nợ chi tiêu “Lợi nhuận sau thuế TNDN” 2,375 / có chỉ tiêu “Lợi nhuận chưa phân phối”: 2.375 tỷ
2, Bút toán điều chỉnh lập báo cáo hợp nhất cho năm 2017
(i), Giá trị khoản đầu tư vào ANT trên BCTC riêng của XT tại 31/12/2017: 60 tỷ
(ii), Tập hợp điều chỉnh
Năm 2017, XT (nhà đầu tư) bán cho ANT (công ty liên kết) 1 lô hàng. Giá vốn 5 tỷ và giá bán chưa có VAT là 6 tỷ. Cuối năm 2017, 100% hàng còn tồn kho ANT. Giao dịch này thuộc trường hợp 1 bên trên. Các bút toán điều chỉnh cần thực hiện như sau:
[Bút toán 3]
Nợ Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ: 6 tỷ * 25% = 1.5 tỷ
Có giá vốn hàng bán: 5 tỷ * 25% = 1.25 tỷ
Có Doanh thu chưa thực hiện: (6 tỷ – 5 tỷ) * 25% = 0.25 tỷ
[Bút toán 4] Nợ tài sản thuế thu nhập hoãn lại / có chi phí thuế TNDN hoãn lại: 0.25 tỷ * 20% = 0.05 tỷ
Loại điều chỉnh | Số tiền |
Loại 1. Ghi tăng giá trị khoản đầu tư tương ứng với % sở hữu của XT trong lãi của ANT | 25 tỷ * 25% = 6.25 tỷ |
Loại 3. Ghi giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết: | |
Cổ tức nhận được cho giai đoạn sau ngày đầu tư | 0 |
Phân bổ chênh lệch giữa GTHL > GTGS của tài sản thuần theo % sở hữu của XT | (25 tỷ – 20 tỷ)/10 năm *25% = 0.125 tỷ |
Tổng hợp ảnh hưởng của các điều chỉnh | 6.25 tỷ – 0.125 tỷ = 6.125 tỷ |
[Bút toán 5] Nợ đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết / có phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết: 6.125 tỷ
(iii), năm 2017 cần ghi lại các điều chỉnh cho BCTC hợp nhất năm 2016:
[Bút toán 6] Nợ đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết / có chỉ tiêu “Lợi nhuận chưa phân phối”: 2.375 tỷ
[Bút toán 7] Tổng hợp ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2017 là: 6,125 – 0,25 + 0,05 = 5,925
Nợ chi tiêu “Lợi nhuận sau thuế TNDN” / Có chỉ tiêu “Lợi nhuận chưa phân phối”: 5,925
Đáp án:
Xem cách hướng dẫn bài biết: Tính giá thành theo phương án lập Báo cáo sản xuất
[Yêu cầu 1] Xác định khối lượng tương đương sản phẩm X theo phương pháp Bình quân
Theo phương pháp bình quân, khối lượng tương đương bao gồm:
– Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
– Khối lượng sản phẩm hỏng
– Khối lượng tương đương của sản phẩm dở cuối kỳ.
Áp dụng vào tình huống:
Chỉ tiêu | Tổng khối lượng /chi phí | Khối lượng tương đương /chi phí | ||
NVLTT | NCTT | SXC | ||
Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ | 480 | 480 | 480 | 480 |
Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ nhưng bị hỏng ngoài ĐM | 20 | 20 | 20 | 20 |
Khối lượng dở dang cuối kỳ | 100 | 60 | 40 | 40 |
Tổng cộng | 560 | 540 | 540 |
[Yêu cầu 2] Lập báo cáo sản xuất sản phẩm X theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước
Bước 1: Phân tích đề bài
(1) Đề bài yêu cầu lập báo cáo sản xuất theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước. Nghĩa là giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ được xác định theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước. Cụ thể:
500 sản phẩm hoàn thành trong kỳ (480 sản phẩm đạt tiêu chuẩn & 20 sản phẩm hỏng) sẽ bao gồm: 80 sản phẩm dở dang đầu kỳ và hoàn thành trong kỳ và 420 sản phẩm bắt đầu sản xuất trong kỳ và hoàn thành trong kỳ. 20 sản phẩm hỏng theo đề bài là thuộc sản phẩm sản xuất trong kỳ. Như vậy, chỉ còn 400 sản phẩm bắt đầu sản xuất trong kỳ & hoàn thành nhập kho trong kỳ.
Như vậy, các chi phí trong kỳ sản xuất (bao gồm chi phí dở dang đầu kỳ & chi phí phát sinh thêm trong kỳ) sẽ phải phân bổ cho:
– Các sản phẩm dở dang đầu kỳ & hoàn thành trong kỳ
– Các sản phẩm sản xuất trong kỳ & hoàn thành nhập kho trong kỳ
– Các sản phẩm sản xuất trong kỳ & bị hỏng ngoài định mức
– Các sản phẩm sản xuất trong kỳ & dở dang cuối kỳ
(2), Sản phẩm dở dang chưa hoàn thành cần được quy đổi tương đương sang thành phẩm theo tỷ lệ mức độ hoàn thành.
Bước 2: Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp NTXT
Chỉ tiêu | Tổng khối lượng /chi phí | Khối lượng tương đương / chi phí | ||
NVLTT | NCTT | SXC | ||
A, Kê khối lượng và khối lượng tương đương | ||||
Khối lượng dở dang đầu kỳ và hoàn thành trong kỳ | 80 | 24 | 40 | 40 |
Khối lượng bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ | 400 | 400 | 400 | 400 |
Khối lượng sản phẩm hoàn thành nhưng bị hỏng ngoài định mức | 20 | 20 | 20 | 20 |
Khối lượng dở dang cuối kỳ | 100 | 60 | 40 | 40 |
Khối lượng sản phẩm dở dang bị hỏng ngoài ĐM | – | – | – | – |
Tổng cộng | 504 | 500 | 500 | |
B. Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị | ||||
Chi phí phát sinh trong kỳ | 5,274,000 | 3,024,000 | 1,000,000 | 1,250,000 |
Chi phí sản xuất vượt định mức | – | – | – | – |
Chi phí SXC do hoạt động dưới công suất bình thường | – | – | – | – |
Tổng chi phí phát sinh được tính vào giá thành sản phẩm | 5,274,000 | 3,024,000 | 1,000,000 | 1,250,000 |
Chi phí đơn vị [B/A] | 10,500 | 6,000 | 2,000 | 2,500 |
C. Cân đối chi phí | ||||
(i), Nguồn chi phí đầu vào | ||||
Chi phí dở dang đầu kỳ | 535,200 | 347,200 | 84,000 | 104,000 |
Chi phí phát sinh trong kỳ | 5,274,000 | 3,024,000 | 1,000,000 | 1,250,000 |
Tổng cộng | 5,809,200 | 3,371,200 | 1,084,000 | 1,354,000 |
(ii) Phân bổ chi phí đầu ra | ||||
Tính cho khối lượng sản phẩm dở đầu kỳ hoàn thành trong kỳ | 859,200 | 491,200 | 164,000 | 204,000 |
– Kỳ trước | 535,200 | 347,200 | 84,000 | 104,000 |
– Kỳ này | 324,000 | 144,000 | 80,000 | 100,000 |
Chi phí dở dang cuối kỳ | 540,000 | 360,000 | 80,000 | 100,000 |
Giá thành sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ | 4,200,000 | 2,400,000 | 800,000 | 1,000,000 |
Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng ngoài định mức | 210,000 | 120,000 | 40,000 | 50,000 |
Tổng cộng | 5,809,200 | 3,371,200 | 1,084,000 | 1,354,000 |
Tủ sách kế toán thuế dành cho bạn