Mục Lục
Ở bài trước, TACA đã gửi bạn một số bài tập môn Luật bạn cần hiểu rõ bản chất. Ở bài viết này TACA xin gửi bạn đáp án bài tập CCHN Kế toán APC môn Pháp Luật về Kinh tế và Luật Doanh, hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp được những khúc mắc còn đọng trong khi luyện tập.
Chúc bạn sẽ tìm được những tài liệu ôn thi Kiểm toán viên chất lượng để vượt qua kỳ thi APC sắp tới.
Đáp án bài tập CCHN Kế toán APC môn Pháp Luật về Kinh tế và Luật Doanh nghiệp
Đề bài TẠI ĐÂY
Đáp án:
Trình bày quy định cơ bản của Luật doanh nghiệp hiện hành về doanh nghiệp Nhà nước:
– Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
– Mô hình là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong đó, chủ sở hữu là Nhà nước góp 100% vốn, giao quyền cho đại diện chủ sở hữu quyết định. Cơ cấu tổ chức quản lý theo 1 trong 2 mô hình: (1) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; (2) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Người đại diện theo Pháp luật là Chủ tịch Công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên.
– Trường hợp tổ chức theo Hội đồng thành viên có nhiệm kỳ 5 năm, gồm Chủ tịch Hội đồng thành viên và các thành viên khác (số lượng không quá 7 người), do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc khen thưởng, kỷ luật, đồng thời, quy định cụ thể về các quyền, nghĩa vụ của Hội đồng thành viên. Đối với trường hợp tổ chức theo Chủ tịch công ty thì Chủ tịch công ty cũng phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ như Chủ tịch và thành viên của Hội đồng thành viên.
– Giám đốc/Tổng giám đốc có thể được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê, với sự chấp nhận của cơ quan đại diện chủ sở hữu đồng thời quy định rõ các quyền, nghĩa vụ của Giám đốc/Tổng giám đốc.
– Ban kiểm soát (3-5 kiểm soát viên) hoặc Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định, có nhiệm kỳ 5 năm, có các quyền và nghĩa vụ cụ thể.
– Việc công bố thông tin phải được thực hiện định kì trên trang thông tin điện tử của công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu về các thông tin cơ bản và điều lệ công ty, các báo cáo tài chính, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, báo cáo thực hiện nhiệm vụ công ích, báo cáo về thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức công ty…Trong một số trường hợp công ty phải công bố thông tin bất thường.
Những tác động lớn nhất của quy định mới về doanh nghiệp Nhà nước của Luật doanh nghiệp:
– Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (trước là 51%) đã thu hẹp phạm vi doanh nghiệp Nhà nước và thay đổi cách thức quản lý là quản lý toàn diện, chủ sở hữu Nhà nước quyết định mọi vấn đề doanh nghiệp Nhà nước. Đối với doanh nghiệp Nhà nước không nắm giữ 100% vốn thì Nhà nước chỉ tham gia với tư cách là một cổ đông theo quy định của pháp luật, không can thiệp vào các quyền và nghĩa vụ của các cổ đông khác
– Các thay đổi về khái niệm doanh nghiệp Nhà nước, về quyền hạn, nghĩa vụ của các thành viên lãnh đạo tác động lớn đến các quy định hiện hành, dẫn đến việc các cơ quan chức năng sẽ phải nghiên cứu, rà soát hàng tram quy định hiện hành về doanh nghiệp Nhà nước để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Luật doanh nghiệp.
Đề bài TẠI ĐÂY
Đáp án:
Giống nhau:
– Đều là hình thức trách nhiệm vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại. Khác với các hình thức chế tài khác, tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng là các hình thức chế tài hợp đồng mà theo đó bên bị vi phạm hợp đồng áp dụng chế tài bằng cách không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.
Giống về điều kiện áp dụng chế tâm:
– Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng.
– Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Khác nhau:
Tạm ngừng | Đình chỉ | Hủy bỏ hợp đồng | |
Nội dung chế tài | Là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng kinh doanh, thương mại | Là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trong kinh doanh, thương mại | Là sự kiện pháp lý mà hậu quả của nó làm cho nội dung hợp đồng bị huỷ bỏ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Hủy bỏ hợp đồng có thể là hủy bỏ một phần hợp đồng hoặc toàn bộ hợp đồng |
Hiệu lực hợp đồng | Hợp đồng vẫn còn hiệu lực | Hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ | Hợp đồng hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần |
Quyền và nghĩa vụ các bên của hợp đồng | Các bên vẫn còn các quyền và nghĩa vụ tương ứng phải thực hiện sau thời gian tạm ngừng | Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đổi ứng | Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ phải được thực hiện đồng thời |
Đề bài TẠI ĐÂY
Đáp án:
1. Cá nhân không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm: Cán bộ, công chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu Nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
– Chính có quyền thành lập và quản lý công ty. Vì Chính hiện là thành viên công ty TNHH Nhất Tín và không có thông tin cho thấy Chính thuộc một trong các trường hợp bị cấm ở trên.
– Bắc có quyền thành lập và quản lý công ty. Vì Bắc hiện là giáo viên dạy tiếng Anh hợp đồng thời vụ tại một trường cấp 3 công lập nên không thuộc nhóm đối tượng là cán bộ, công chức Nhà nước
– Dũng không có quyền thành lập và quản lý công ty. Vì Dũng là trưởng phòng sản xuất, là cán bộ quản lý nghiệp vụ thuộc doanh nghiệp 100% vốn sở hữu Nhà nước nên thuộc một trong các trường hợp không được thành lập và quản lý công ty.
2. Công ty không bắt buộc phải có ban kiểm soát. Vì:
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên chỉ bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát khỉ công ty có trên 11 thành viên. Tuy nhiên, trường hợp có ít hơn 11 thành viên, công ty có thể thành lập Ban kiểm soát để phù hợp với yêu cầu Quản trị doanh nghiệp.
3. Công ty TNHH không có quyền phát hành các loại chứng khoán để tăng vốn điều lệ. Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần.
– Công ty TNHH có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình thức như:
(1) Tăng vốn góp của các thành viên;
(2) Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty;
(3) Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
Đề bài TẠI ĐÂY
Đáp án:
Kỷ luật Lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy Lao động. Nội quy Lao động không được trái với pháp luật Lao động và pháp luật khác.
– Nội quy Lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Trật tự tại nơi làm việc; An toàn Lao động, vệ sinh Lao động ở nơi làm việc; Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng Lao động; Các hành vi vi phạm kỷ luật Lao động của người Lao động và các hình thức xử lý kỷ luật Lao động, trách nhiệm vật chất. Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người Lao động trở lên phải có nội quy Lao động bằng văn bản được đăng ký tại cơ quan quản lý Nhà nước về Lao động cấp tỉnh.
– Việc xử lý kỷ luật Lao động phải đảm bảo đầy đủ các quy định:
(1) Người sử dụng Lao động phải chứng minh được lỗi của người Lao động;
(2) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể Lao động tại cơ sở,
(3) Người Lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
(4) Việc xử lý kỷ luật Lao động phải được lập thành biên bản.
– Đối với một hành vi vi phạm kỷ luật Lao động khi không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật Lao động. Khi một người Lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật Lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
– Người Lao động không bị xử lý kỷ luật Lao động khi đang trong thời gian: Nghỉ ốm đau, điều dưỡng, nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng Lao động; Đang bị tạm giữ, tạm giam; Đang chờ kết quả của cơ quan có tiền quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm; Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người Lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Đồng thời không xử lý kỷ luật Lao động đối với người Lao động vi phạm kỷ luật Lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiến hành vi của mình.
– Người vi phạm kỷ luật Lao động, tuỳ theo mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trong 03 hình thức sau đây: Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức; Sa thải.
– Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây: Người Lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng Lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng Lao động
– Quyết định sa thải của công ty TNHH ABC là ĐÚNG
Đề bài TẠI ĐÂY
Đáp án:
1. Việc góp vốn bằng giấy xác nhận nợ là có hợp pháp. Vì:
– Tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Giấy xác nhận nợ được coi là một loại tài sản có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Nếu điều lệ công ty có quy định và các thành viên trong công ty đều thỏa thuận chấp nhận việc góp vốn bằng giấy nhận nợ tại thời điểm góp vốn thì hợp pháp
2. Việc định giá tài sản cao hơn thực tế tại thời điểm góp vốn là có hợp pháp. Vì:
– Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
– Khi công ty không đòi được nợ, các thành viên liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá (cùng liên đới góp thêm).
3. Khi vốn điều lệ tăng, số tiền góp vốn ban đầu 15% của Tuấn (tương ứng 5 tỷ) so với vốn điều lệ mới là 50 tỷ thì chỉ là 1.5%. Nếu muốn tăng phần trăm vốn góp của mình, buộc Tuấn phải góp thêm vốn vào công ty
4a. Công ty Q kiện Hoàng ra tòa có đúng không?
– Hoàng nhân danh công ty P ký hợp đồng với công ty Q. Ở đây, chủ thể hợp đồng là công ty P và công ty Q. Bởi vậy, công ty kiện Hoàng ra tòa là sai.
4b. Nghĩa vụ thanh toán khoản nợ 500 triệu của công ty Q thuộc về công ty P hay công ty M?
– Công ty P đã được bán lại cho công ty M. Như vậy công ty M có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của công ty P